Page 16 - 我和我的孩子:一本給家長的手冊(幼兒篇)越南文版
P. 16
Khi trẻ nói “không muốn”, các bậc phụ huynh thường có những
thái độ và hành động nào được liệt kê như dưới đây? Mỗi một đứa trẻ đều có khoảng thời gian phát triển riêng, các
bậc phụ huynh càng phải nhẫn nại và tiếp bước cùng với sự
□ 1. Hoàn toàn mặc kệ trẻ, đồng thời giữnguyêný củamìnhđể lớn lên của các con!
hoàn thành công việc.
□ 2. Không thỏa hiệp với trẻ hoặc trực tiếp dùng lời nói mệnh
lệnh để bắt trẻ phải tuân theo.
□ 3. Giận dữ mất kiểm soát và nhẫn nại, nổi giận mắng trẻ.
□ 4. Hăm dọa, đe dọa trẻ, thậm chí là dùng hình phạt với trẻ.
□ 5. Càng trở nên nghiêm khắc hơn và kiểm soát hành vi của trẻ.
Nếu quí phụ huynh nào có đánh dấu vào các mục nêu trên, thì quí
vị phải nên điều chỉnh và thay đổi thái độ cũng như hành vi của
mình nhé!
Cùng với con vượt qua “thời kỳ No-No”, phụ huynh có thể
làm như sau:
① Trẻ nói “không muốn” là một hình thức thể hiện bản thân,
trước tiên phụ huynh có thể đồng cảm với suy nghĩ và cảm
xúc của trẻ, sau đó nói cho trẻ biết cách diễn đạt và ứng xử
hợp lý.
② Trong trường hợp không có mối lo ngại nào, có thể dạy cho trẻ
những bài học thích hợp, để trẻ tự học hỏi bằng cách tự chịu
trách nhiệm về hậu quả hành vi của mình sau khi nói “không
muốn”.
③ Phụ huynh có thể vận dụng phương pháp đưa ra các sự lựa
chọn, để trẻ có thể tự chọn lựa theo ý muốn.
④ Tạo cơ hội học tập mới cho trẻ, để trẻ phụ giúp việc nhà, điều
này càng khẳng định sự mong muốn tham gia các hoạt động
của trẻ, nâng cao năng lực bản thân.
16 17