Page 67 - 我和我的孩子:一本給家長的手冊(幼兒篇)越南文版
P. 67

Có lúc tôi không phân biệt được   Hãy thử tìm hiểu xem trong gia đình quí vị có những tình trạng
 giữa tôn trọng và buông thả, tôi   như được liệt kê dưới đây không?

 nên làm thế nào?  □ 1.  Trẻ còn nhỏ, nghịch ngợm gào thét không lí do cũng là điều
                 bình thường.
            □ 2. Vì muốn tránh bị phiền phức, tôi thường dùng tiền hoặc quà
                 bánh hoặc cho phép trẻ chơi điện thoại thông minh để khích
                 lệ trẻ tuân thủ các nội quy trong nhà.

            □ 3. Để tiết kiệm thời gian hoặc do sợ trẻ làm bẩn quần áo, nên
                 tôi thường đút cho trẻ ăn.

            □ 4. Chỉ cần xảy ra việc gì không đúng ý của trẻ, là trẻ bắt đầu
                 viện lý do hoặc làm nũng, rồi cuối cùng thì tôi cũng phải
                 chấp thuận.

            □ 5. Mỗi lần yêu cầu trẻ ăn cơm, đi ngủ, tôi thường phải dùng hết
                 sức mình mặc cả với trẻ.
            Nếu có các tình trạng nêu trên có nghĩa là quí vị đã bắt đầu buông
            thả và bỏ mặc trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý rằng những việc
            này có khả năng khiến trẻ trở nên bị phụ thuộc quá mức, hư hỏng,
            hoặc là sẽ trở thành một “Tiểu bá vương” khó ưa trong mối quan
            hệ giao tế với những người khác.

               Những điều dưới đây xin được cung cấp cho các bậc phụ
               huynh tham khảo để cân nhắc trong việc “Chúng ta tôn
 Trẻ là bảo bối trong gia đình, nhưng làm thế nào để phân ranh   trọng trẻ nhưng không buông thả để mặc trẻ muốn làm gì
 giới giữa đúng và sai trong giáo dục, đây chính là điều mà làm   thì làm”!
 đau đầu các bậc phụ huynh.
            ①  Phụ huynh cần dựa theo độ tuổi của trẻ mà đưa ra các nội qui
               phù hợp, cho trẻ biết những điều nào có thể làm, những điều
               nào không thể làm, học cách tôn trọng bản thân và người khác.

            ②  Để trẻ học cách biểu đạt những suy nghĩ của mình một cách
               hợp lý, đồng thời phụ huynh cần có những phản hồi tích cực,
               tránh việc trẻ dùng hình thức khóc lóc để biểu đạt.

 66                                                                       67
   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72